Sunday, October 11, 2020

5 “bí kíp” để tạo nên chiến dịch marketing b2b thành công

Marketing b2b hẳn là thuật ngữ không còn xa lạ trong hoạt động kinh doanh thời công nghệ số. Đây là hoạt động giao dịch xảy ra giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. B2b là công cụ marketing tiềm năng nhưng được đánh giá là khó khăn hơn các hình thức marketing khác. Vậy làm thế nào để đạt được thành công trong chiến dịch marketing b2b? Bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời cụ thể nhất.

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội

Dẫn đầu trong chiến lược marketing b2b phải kể đến việc thúc đẩy các mối quan hệ thông qua mạng xã hội. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, các doanh nghiệp thường có xu hướng hợp tác với các đơn vị họ đã từng tương tác trên mạng xã hội. Với marketing b2b, việc tạo ra sự gắn kết với khách hàng mục tiêu là nền tảng quan trọng.

Hiện nay, Linkedin là “vùng đất tiềm năng” để các doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh b2b. Tức là các quảng cáo trả tiền trên Linkedin sẽ giúp website của bạn tăng lượng traffic mong muốn. Từ đó sẽ tạo ra mối liên kết với từng cá nhân trên Linkedin.

2. Đầu tư vào Content marketing là giải pháp thông minh

Thực tế cho thấy khách hàng b2b có xu hướng tìm kiếm thông tin hữu ích hơn là xem video. Và [content marketing](https://freec.asia/jobs/marketing) là công cụ đắc lực để doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng. Bởi Content marketing tạo ra nhiều “con đường” để khách hàng biết đến website của bạn. Hơn thế, công cụ này còn gia tăng niềm tin của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

Để công cụ content marketing phát huy hiệu quả trong chiến dịch marketing b2b, bạn cần xác định xem phần nào trong kênh của bạn cần nhiều bài viết nhất. Từ đó tạo ra những nội dung hấp dẫn để lấp đầy các lỗ hỗng trong kênh của bạn. Thêm nữa, content marketing còn giúp bạn dễ dàng đánh giá mức tăng trưởng của khách hàng tiềm năng.

content marketing

Content marketing là công cụ hiệu quả giúp chiến dịch marketing b2b thành công

3. Tận dụng tối ưu facebook ads

Bạn cho rằng marketing b2b chỉ dành cho các doanh nghiệp nên không cần chạy quảng cáo facebook? Lầm to! Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng trang fanpage riêng với lượt truy cập mỗi ngày cực lớn. Vậy có lý do gì bạn không tận dụng facebook như một kênh tiếp thị hiệu quả để mở rộng cơ hội nhiều hơn.

4. Quan tâm đến những phản hồi từ phía khách hàng

Kể cả khi khách hàng buông lời từ chối, doanh nghiệp của bạn cũng hãy nói lời cảm ơn. Đây là “mấu chốt” quan trọng để họ nhớ đến doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Thông qua email hay mạng xã hội, bạn hãy tối ưu marketing b2b bằng cách gửi thông tin cho họ thường xuyên về các sản phẩm mới hay các chương trình khuyến mãi.

5. Sử dụng hiệu quả website

Nếu bạn để website của mình đơn giản và nghèo nàn quá mức thì khách hàng sẽ tự động rời xa bạn. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khách hàng click chuột và ghé thăm website doanh nghiệp của bạn. Thế nhưng điều họ thấy là những nội dung sáo rỗng, giao diện website mờ nhạt. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên họ đã lập tức rời khỏi mà không cần biết bạn đang kinh doanh sản phẩm gì, dịch vụ như thế nào. Thực tế cho thấy, một website được đầu tư trau chuốt sẽ giúp chiến dịch marketing b2b hoàn thiện hơn. Do vậy, bạn đừng quên đầu tư một website bắt mắt với nhiều thông tin hữu ích nhé.

đầu tư website cho marketing

Một website được đầu tư tỉ mỉ bao giờ cũng là cầu nối mang thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng

6. Đừng quên chăm sóc chu đáo khách hàng trung thành

Một chiến lược marketing b2b khôn ngoan luôn biết cách giữ chân lượng khách hàng trung thành. Vậy nên, bạn đừng bao giờ quan tâm lợi ích trước mắt mà bỏ quên lượng khách hàng “ruột”. Hãy luôn để ý đến các chính sách khuyến mãi, chiết khấu, những dịch vụ hậu mãi dành cho họ. Bạn phải biết rằng khách hàng sẽ luôn đồng hành cùng bạn nếu bạn dành cho họ sự chăm sóc đặc biệt.

7. Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác cùng ngành

Thực hiện những chiến lược hợp tác liên minh là giải pháp thông minh trong marketing b2b. Bởi việc làm này sẽ giúp bạn củng cố thêm sức mạnh, từng bước thâm nhập vào thị trường thuận lợi. Trước khi bắt đầu hợp tác thương hiệu, bạn cần xác định rõ mục tiêu trong mối quan hệ này. Tiếp đến, các mối quan hệ của đối tác cần được thể hiện rõ trên các kênh marketing của bạn. Bằng cách này, các hoạt động của bạn sẽ chạm đến khách hàng trực tuyến hiệu quả. Lưu ý rằng chiến lược hợp tác này cần có sự tùy chỉnh cho các thị trường mới. Mục đích nhằm duy trì sự đồng nhất của thông điệp khi công ty bạn phát triển trong tương lai.

đẩy mạnh hợp tác marketing

Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực là giải pháp thông minh để từng bước thâu tóm thị trường

Nhìn chung, chiến lược marketing b2b  chỉ thật sự hiệu quả khi bạn sử dụng những chiến lược đúng đắn. Hy vọng những chiến lược marketing trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm thành công.


Tìm kiếm việc làm trade marketing

tuyển dụng trade marketing với nhiều công ty xịn xò 

Marketing mix 4P Chiến lược marketing hỗn hợp 4 yếu tố

 

Tìm hiểu về marketing mix 4p

Nếu bạn trong quá trình tìm hiểu các thuật ngữ trong ngành marketing thì chắc hẳn bạn đã từng nghe tới cụm từ marketing mix 4P. Liệu bạn đã thực sự hiểu marketing mix 4P là gì và áp dụng nó như thế nào trong chiến lược marketing của mình. Hãy cùng đọc bài viết này để có được những kiến thức bổ ích nhé!

marketing-4p

Marketing mix 4p là gì?

1. Giải thích ý nghĩa của cụm từ marketing mix 4P

Marketing mix 4P dịch ra tiếng việt là marketing hỗn hợp gồm 4 công cụ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích tiếp thị là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (quảng bá).
Đây là một thuật ngữ chuyên ngành mà tất cả những ai đang theo học ngành marketing đều phải hiểu rõ. Sau đây sẽ là những giải thích kĩ hơn về mỗi chữ P trong marketing mix.

Product (sản phẩm)

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến lược marketing mix 4P. Doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm hay dịch vụ của mình có đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng hay không thông qua những tiêu chí sau: chất lượng, chức năng, mẫu mã đẹp, hình thức đóng gói, dịch vụ chăm sóc, nhãn hiệu và các dịch vụ bảo hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến chu kì của một sản phẩm gồm giai đầu khi sản phẩm mới được đưa vào thị trường tiêu thụ, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn sa sút, thậm chí là biến mất trên thị trường. Nắm bắt được chu kỳ của một sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu, chiến lược marketing khác nhau nhằm kéo dài vòng đời của một sản phẩm, từ đó mang về lợi nhuận.

Price (Giá cả)

Đây là yếu tố duy nhất trong chiến lược marketing mix 4P mà doanh nghiệp nhận lại giá trị từ khách hàng. Nó thường được biểu hiện qua chi phí một người bỏ ra để mua sản phẩm của doanh nghiệp. Yếu tố giá cả thường đi kèm với kế hoạch sản phẩm, thị trường trong marketing mix 4P. Những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm về giá là định giá, giảm giá, tài trợ mua hàng, thuê mua và trợ cấp. Định giá một sản phẩm trên thị trường là nghệ thuật marketing mà mỗi doanh nghiệp cần có những chiếc lược cụ thể. Sau đây là một số gợi ý:

– Điều điều chỉnh cơ cấu giảm giá: bạn có thể dễ dàng thấy các doanh nghiệp hiện nay đều có mức mua tối thiểu dành cho khách hàng mới được áp dụng những chính sách khuyến mãi như freeship, giảm giá 10%,…
– Tính thêm tiền đối với dịch vụ ngoài giờ hành chính: Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng phí đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh.
– Tăng cường tiêu thụ các sản phẩm có lãi cao. Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh quần áo, lãi thu được do quần áo nữ cao hơn so với quần áo nam, hãy tăng cường marketing để bán được nhiều quần áo nữ hơn.

Place (Phân phối):

Yếu tố thứ 3 trong marketing mix 4P được biết đến là các địa điểm phân phối sản phẩm, mà từ đó khách hàng có thể mua được sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Các kênh phân phối bao gồm các cửa hàng trực tiếp buôn bán sản phẩm hoặc các sàn thương mại điện tử trên Internet. Yếu tố này nhấn mạnh về tính sẵn có trên thị trường: đúng lúc, đúng nơi và đúng số lượng mà khách hàng yêu cầu. Ở chữ P này, bạn cần quan tâm đến địa điểm, các kênh phân phối, thị phần, thị trường trên Internet, mức độ phục vụ khách hàng, hậu cần,.. để từ đó đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả.

Promotion (quảng bá)

Yếu tố cuối cùng nhưng rất quan trọng trong marketing mix 4P bởi dù sản phẩm có tốt, giá hợp lý, dễ dàng trao đổi nhưng lại không được quảng bá nhiều thì khách hàng không thể biết đến sản phẩm của bạn. Quảng bá sản phẩm là quá trình giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tạo ra độ nhận diện của sản phẩm và gây được thiện cảm cho người tiêu dùng. Một số hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm như catalog (các ấn phẩm quảng cáo), quảng cáo trên truyền hình, có bài đăng trên các báo, là đơn vị tài trợ cho các sự kiện lớn, sử dụng những công cụ marketing online như email, mạng xã hội (Facebook, Instagram, LinkedIn, Twister, …) để quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, để quảng bá thành công thì doanh nghiệp cần có sự sáng tạo, biết tạo ra những mối liên kết giữa khách hàng và sản phẩm nhờ cảm xúc văn hóa.

2. Gợi ý cách phát triển trong marketing mix 4P

– Xác định lợi thế cạnh tranh: Bạn có thể chọn ra một trong 4 chữ P để phát triển làm lợi thế của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh là điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn và sản phẩm của đối thủ. Đó có thể là giá rẻ hơn, sản phẩm chất lượng hơn, phân phối nhanh hơn hay là nhãn hàng của bạn có tiếng hơn,… Tùy vào từng doanh nghiệp mà lợi thế cạnh tranh lại khác nhau. Dựa vào lợi thế cạnh tranh để phát triển marketing mix 4P đem lại rất nhiều hiệu quả.

– Hiểu rõ khách hàng: Muốn bạn được sản phẩm cho người tiêu dùng, bạn phải hiểu được họ mong muốn điều gì, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ để đem về lợi nhuận.

– Học hỏi từ những doanh nghiệp thành công: Có rất nhiều ông lớn đã thành công với chiến lược mix 4P, bạn có thể học hỏi để rút ra kinh nghiệm cho chính doanh nghiệp của mình.


Nguồn: Blog freeC

Xem thêm: việc làm content marketing

Tuesday, October 6, 2020